Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo dục - du học

Giáo viên không phấn trắng, bảng đen

Hình ảnh
Đến với nghề tình cờ rồi vì tình thương yêu mà gắn bó không rời, mong ước của người thầy ở những ngôi trường chuyên biệt là một lần đứng trên bục giảng với bảng đen, phấn trắng. “Những ngày đầu đi dạy, tôi từng ám ảnh bởi những đôi mắt không bình thường của học trò. Nhưng rồi những nụ cười ngây thơ tỏa sáng và những mong ước giản dị của học sinh khiếm thị đã níu tôi lại. Tôi đến với nghề vừa là cái duyên vừa như mắc nợ” . Cô Trần Hồng Điệp - giáo viên (GV) Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, TP HCM - chia sẻ. Không đến với học trò thấy như có lỗi Đến nay, cô Trần Hồng Điệp đã có 27 năm gắn bó với học trò khiếm thị. Từng là GV dạy vật lý bậc THCS ở huyện Củ Chi, TP HCM, trong một lần làm công tác từ thiện tại Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, chứng kiến cảnh nhiều em mắt không còn nhìn thấy nhưng khuôn mặt háo hức với từng con chữ, cô Điệp đề xuất xin về dạy. Quyết định chóng vánh này gặp phải sự phản đối quyết liệt từ gia đình và đồng nghiệp. “Lúc đó, chỉ duy nhất c...

Học sinh lớp 4 bị thầy đánh tím mông vì không thuộc bài

Hình ảnh
Vì lí do không thuộc bài, cháu H bị thầy giáo dạy toán dùng thước đánh liên tiếp vào mông, khiến mông cháu bầm đen, sưng to. Anh L.H ngụ tại ấp Đai Úi, xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng cha cháu phản ánh: "Trưa 13/11, cháu H bỏ ăn cơm khi từ trường về, kiểm tra trên mông của cháu có nhiều vết bầm tím, mông sưng to" . Cháu H bị thầy đánh tím mông vì không thuộc bài Theo lời kể của cháu L.T.N.H (SN 2005), học sinh lớp 4B, trường Tiểu học Phú Mỹ B: "Trong giờ học Toán của thầy D.N.R. Khi vào lớp, thầy gọi cháu H lên bảng trả bài nhưng cháu không thuộc. Vì vậy thầy đã dùng cây thước bằng nhưạ to khoảng 2 ngón tay, dài độ nửa mét đánh liên tục 6 cái vào mông cháu. Cũng có 2 bạn khác bị thầy đánh vào hôm đó" . Cũng theo anh H, sau khi xảy ra sự việc, chiều ngày hôm đó, thầy R cùng một số giáo viên trong trường đã đến nhà anh chị H nhận lỗi, mong gia đình thông cảm bỏ qua. Được biết, giáo viên D.N.R sinh năm 1976, quê ở ấp Đai Úi, xã Phú Mỹ. Năm 2002, sau khi tốt ngh...

Nữ sinh hắt nước sôi vào mặt thầy giáo

Hình ảnh
Do không được điểm danh và bị giáo viên phê bình, một nữ sinh viên người Trung Quốc đã hắt nước sôi vào mặt thầy giáo, khiến thầy bị bỏng một bên mặt. Trang Sina đưa tin, sự việc gây sốc này xảy ra tại khuôn viên trường Đại học Chính trị Hoa Đông, Tùng Giang, Thượng Hải, Trung Quốc. Người bị thương là một giáo viên nam khoảng 50 tuổi đã từng dạy nhiều năm tại trường, người gây ra vụ việc là một nữ sinh viên năm 4. Thầy giáo bị tạt nước sôi bỏng nửa mặt và khó mở mắt Nhiều nguồn tin cho biết, sáng 11/11, thầy giáo lên lớp giảng cho các sinh viên năm 4, tổng cộng 4 tiết. Sau tiết đầu, thầy giáo bắt đầu điểm danh, nhưng có 1 nữ sinh viên tới tiết 2 mới vào lớp. Sinh viên này đã giải thích với thầy giáo rằng cô ấy đã ở tầng trên để ổn tập thi nghiên cứu sinh, quên mất là có tiết học này. Thầy giáo cũng hỏi lại với ý nếu nữ sinh viên học hành chểnh mảng thì có thi được nghiên cứu sinh không. Nghỉ giữa giờ, nữ sinh viên này đã chủ động cầm cốc của thầy giáo đi lấy nước nóng. "Vị giáo vi...

Đổi mới SGK: Không thể xóa đi làm lại từ đầu

Hình ảnh
“Nếu nói xóa hết sách giáo khoa để làm lại từ đầu thì không được, vì có những quyển sách viết rất hay, phải kế thừa”. Ông Nguyễn Hữu Tăng, nguyên phó Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) khẳng định tại diễn đàn về giáo dục của Quốc hội diễn ra ngày 6/11. Đề xuất Hội khoa học viết sách giáo khoa Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng, đổi mới sách giáo khoa không thể làm theo kiểu xóa đi làm lại từ đầu. Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho rằng đổi mới sách giáo khoa không thể làm theo kiểu xóa đi làm lại từ đầu “Làm thế rất gấp. Thay đổi hoàn toàn 150 đầu sách làm sao đảm bảo chất lượng” – ông Thuyết lo ngại. Theo GS Thuyết thay đổi sách giáo khoa và chương trình học nên có lộ trình. Những quyển nào không dùng được nữa nên thay, những quyển dùng được thì giữ lại. GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu, Quyền chủ nhiệm hội đồng tư vấn giáo dục Ủy ban MTTQ Việt Nam dẫn chứng: Những năm q...

Cô bé lớp 3 có 2 năm làm... giáo viên ở Quảng Nam

Hình ảnh
Thân hình gầy gò, nước da đen nhẻm, nhưng nụ cười và đôi mắt em sáng ngời. Ở độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, nhưng em đã có “thâm niên” làm giáo viên được hai năm. Khoảng thời gian không quá dài, nhưng nó cũng đủ làm những người dân ở đây thầm cảm phục tấm lòng, cũng như nghị lực của cô “giáo viên nhí” Hoàng Anh. Cô giáo trình độ... lớp 3 và lớp học cho học sinh... lớp 1 Một ngày cuối tháng 10, từ TP.Đà Nẵng, chúng tôi vượt gần 100km lên huyện miền núi Tiên Phước của tỉnh Quảng Nam. Tiết trời giao mùa, những cơn mưa bất chợt như làm cho chặng đường càng trở nên dài hơn. Vượt qua những cung đường ngoằn ngoèo, gần ba tiếng đồng hồ sau, chúng tôi có mặt tại xã Tiên Kỳ (huyện Tiên Phước). Trong chuyến công tác này, điều làm chúng tôi đặc biệt ấn tượng đó là lời kể của người dân nơi đây về một cô giáo “tí hon” dạy chữ miễn phí cho học trò nghèo. Từ lời kể chắp vá, rời rạc của những người dân, chúng tôi ngược về xã Tiên Thọ (huyện Tiên Phước), nơi “cô giáo nhí” đang sinh sống và học tập. ...

Cấm giao bài tập về nhà: Phụ huynh vừa mừng, vừa lo

Hình ảnh
Nhiều phụ huynh vui mừng vì từ nay con không phải thức thêm vài tiếng mỗi tối để làm bài tập, con có thời gian nghỉ ngơi, vui đùa. Bên cạnh đó cũng có phụ huynh lo lắng, sợ các con sẽ lười học, không theo kịp chương trình nếu cô không giao bài tập về nhà. Ngày 3/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) đã ban hành chỉ thị chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm đối với giáo dục tiểu học. Trong đó, các trường và lớp dạy 2 buổi/ngày hướng dẫn học sinh hoàn thành nội dung trên lớp, nghiêm cấm giao bài tập về nhà cho học sinh; khuyến khích tổ chức cho học sinh để sách vở, đồ dùng học tập tại lớp. Học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày sẽ không phải làm bài tập về nhà Mừng, lo lẫn lộn Có con trai đang học lớp 1, chị Nguyễn Thị Thúy (Thượng Đình – Hà Nội) vui mừng khi hay tin Bộ GD – ĐT quy định cấm giáo viên giao bài tập về nhà cho học sinh đã học 2 buổi/ngày. Chị Thúy cho rằng, quy định này là hoàn toàn hợp lý. Buổi sáng, giáo viên có thể dạy chương trình mới, buổi chiều là thời gian cho các con ô...